Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

4. Tinh dầu tràm (Eucalypton): Nguồn gốc & Cách thức chiết xuất

 Tinh dầu tràm (Eucalypton): Nguồn gốc & Cách thức chiết xuất

Với các thành phần chủ yếu là cineol, eucalyptol..có tác dụng sát trùng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Vì thế tinh dầu tràm có tính sát trùng, được dùng chữa ho, kích thích tiêu hóa, đặc biệt là có công dụng rõ rệt trong việc chữa ho, long đờm. Eucalypton được đào thải chủ yếu qua đường hô hấp sau khi phân tán trong huyết tương. Hoa tràm chứa hơn 2% tinh dầu, vò nát trong tay tỏa mùi thơm, đem cất lên thành tinh dầu tràm.Tinh dầu tràm là một chất lỏng màu vàng xanh trong suốt, có hương thơm dễ chịu, dùng làm thuốc cao để xoa bóp, chữa đau nhức, cảm mạo, tiêu đờm, chứng tê thấp.Tinh dầu tràm là một trong các thành phần quan trọng của dầu cao Sao Vàng phổ biến
+ Phải sử dụng loại cây tràm nào để nghiên cứu?
- Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều loại tràm nhưng chủ yếu là tràm cừ, tràm gió và tràm úc (cây nhập khẩu). Để biết ứng dụng của tinh dầu tràm nào phải biết trong tinh dầu nào có hợp chất hóa học nào, nó có tác dụng như thế nào?
- Tràm cừ(var. macromelaleucetum): Cineol thấp, Terpinolen, b- Pinen, a- Terpinen, ít (-) Lenalool, nhưng nhiều Terpinen-4-ol, nhưng chất chịu trách nhiệm về kháng khuẩn theo chuyên gia Tiệp Khắc là (-) Linalool và Terpinen-4-ol.
- Tràm gió(var. micr-omelaleucetum): (Tìm sau)
- Tràm Úc-(Tràm trà)(Melaleuca alternifolia)(trên thị trường thường sử dụng tên tea tree oil): tinh dầu của nó có tác dụng kháng sinh và kháng khuẩn (xem thêm ở Chi tràm+ Tràm lá dài-Wikipedia tiếng Việt) hiệu quả cao trong điều trị dạng thuốc đắp, mặc dù nó có thể gây ngộ độc khi sử dụng dưới dạng thuốc uống với liều lượng lớn hay khi người bệnh là trẻ em. Trong một vài trường hợp, các sản phẩm thuốc đắp có thể bị hấp thụ theo đường da và gây ra ngộ độc.
Nhưng theo, dược sĩ Nguyễn Văn Bé, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Dược Liệu Đồng Tháp Mười thì nếu sản xuất dược phẩm thì nên dùng tràm gió, mỹ phẩm thì dùng tràm úc.
Nhưng hiện tại, thật sự mà nói mình chưa biết phân biệt loại tràm nào với tràm nào. Cần Giờ ở đó cũng trồng tràm, nhưng Tràm hoa vàng, trong khi các loại tràm khác thì hoa trắng. Vậy nó là loại nào?
+ Các phương pháp trích ly tinh dầu:
- Tinh dầu tràm cừ được tự chiết xuất từ lá bằng phương pháp kéo theo hơi nước (Entrainement à la vapeur deau). Tẩy Phenol tự do ra khỏi tinh dầu bằng NaOH 5%, làm khan tinh dầu bằng natri sunfat khan. Lá Tràm Cừ được thu hái ở nhiều nơi: Nhà Bè, Cần Giờ, Tân Qui Ðông, Tân Trụ (Long An), Minh Hải.Tinh dầu tràm cừ sử dụng để thử nghiệm lâm sàng là từ lá cây Tràm Cừ ở Bến Lức.(Theo Trần Ngọc Tiếng-Hội dược học Việt Nam)
- Siêu âm.
- Vi sóng.
- Theo các thông tin hiện nay thì có một phương pháp cũng được dùng để chiết xuất tinh dầu tràm đó là phương pháp CO2 lỏng siêu tới hạn. Đây là nghiên cứu của TS. Nguyễn Ngọc Hạnh, KS. Mai Thành Chí của Viện công nghệ hóa học (Viện khoa học & công nghệ Việt Nam, chi nhánh TP.HCM) thực hiện thành công. Đây là lần đầu tiên, ở quy mô phòng thí nghiệm các nhà khoa học trong nước đã nghiên cứu xây dựng được quy trình chiết xuất tinh dầu và thiết kế chế tạo thiết bị (dung tích 2 lít) để thực hiện việc chiết xuất tinh dầu từ tiêu, quế, trầm hương bằng phương pháp mới -phương pháp CO2 lỏng siêu tới hạn. Kết quả này giúp mở ra một triển vọng cho hướng khai thác các loại tinh dầu hương liệu ứng dụng cho các lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, y học... đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. TS. Nguyễn Ngọc Hạnh cho biết, từ trước đến nay để chiết tinh dầu người ta thường sử dụng phương pháp “lôi cuốn hơi nước”. Phương pháp này có thể lấy triệt để tinh dầu trong nguyên liệu, tuy nhiên lại có hạn chế là khó áp dụng đối với những cây có tinh dầu thuộc thành phần khó bay hơi như nhựa hay sáp, hoặc tinh dầu có thành phần hóa học không bền ở nhiệt độ cao. Khi áp dụng phương pháp “CO2 lỏng siêu tới hạn” thì những hạn chế vừa nêu đã được khắc phục: những thành phần không bền nhiệt được chiết xuất ra với sự phân hủy thấp; thời gian chiết xuất nhanh (30 đến 45 phút, nếu là phương pháp lôi cuốn hơi nước phải mất khoảng 40 giờ); có thể điều chỉnh được nhiệt độ và áp suất để có thể ly trích được những thành phần hóa học khác nhau theo ý muốn; ngoài ra CO2 còn có ưu điểm là được chấp nhận trong thực phẩm và dược phẩm; CO2 không cháy, không nổ, không mùi không màu nên không gây hư hại sản phẩm, sản phẩm hoàn toàn là thiên nhiên…
+ Các sản phẩm dược phẩm có tinh dầu tràm hiện có trên thị trường Việt Nam:
- Tinh dầu tràm (Cineol 55% min và Cineol 70% min) của công ty cổ phần dược Trung ương Mediplantex
- Melafix (Tinh dầu tràm) Melafix (nồng độ 1%) được sản xuất bởi hãng Aquarium Pharmaceuticals với thành phần chính là tinh dầu tràm(melaleuca) có tác dụng kháng khuẩn.
Tinh dầu tràm sản phẩm của Công ty cổ phần Y-Dược phẩm Vimedimex Thành phần: Sản phẩm được chiết xuất từ lá tràm
Thu hoạch: quanh năm
Đặc tính: chất lỏng, trong suốt, khơng màu. Mùi thơm đặc trưng; Vị cay nồng.
Hàm lượng Cineol: trên 89%
Tiêu chuẩn: DĐVN

- Thuốc ho EucaVim Báo Gấm-dạng nang mềm, chữa ho và cảm cúm của công ty Nature Pharma. Thành phần thuốc gồm có tinh dầu tràm (Eucalypton), bạc hà (Menthol) gừng và húng chanh,... Y học cổ truyền đã chứng minh được cây tràm, bạc hà, gừng và húng chanh là các loại thảo dược có công dụng đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh ho. Việc sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên trong việc chữa bệnh ho như viên nang EucaVim báo gấm rất an toàn cho người bệnh do các thành phần của thuốc là các chiết xuất có lợi: hết bệnh và không gây tác dụng phụ. Công dụng dưới đây của từng loại thảo dược được bào chế có trong thành phần của viên Eugica đã giúp các bác sỹ chuyên khoa trong hệ thống bệnh viện đa khoa trên toàn quốc khuyên dùng đối với bệnh nhân có các triệu chứng ho.

2 nhận xét: